NTT Data có doanh số lên tới 14 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi thị trường Việt Nam chỉ đóng góp có 5 triệu USD...
NTT Data là một tập đoàn công nghệ thông tin lớn ở Nhật Bản, nhưng có vẻ như màn trình diễn ở thị trường Việt Nam của họ chưa thật sự thuyết phục.
Cho dù như vậy, trả lời VnEconomy, Tổng giám đốc NTT Data Vietnam, ông Akira Watanabe vẫn nhìn nhận Việt Nam là một phần rất quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh doanh tại Đông Nam Á của tập đoàn này.
Có mặt ở Việt Nam từ năm 2008 với tham vọng thâm nhập sâu rộng vào ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam, sau 6 năm, NTT Data đang hoạt động thế nào, thưa ông?
NTT Data Group là tập đoàn về công nghệ thông tin được nhiều người biết đến trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, chúng tôi mới chiếm một phần thị phần khiêm tốn.
Chúng tôi đã và đang cung cấp nhiều phần mềm tại thị trường Việt Nam với ba loại hình sản phẩm đặc trưng.
Thứ nhất là giải pháp phần mềm L-series chuyên về quản lý sản xuất, quản lý kho vận sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất. Giải pháp L-series nguyên bản được phát triển tại Nhật Bản, khi sang Việt Nam giải pháp này được phát triển bởi các kỹ sư Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chúng tôi đã sử dụng nguồn nhân lực kỹ sư phần mềm Việt Nam để phát triển và tùy chỉnh giải pháp này để “Việt hóa” sản phẩm với giá thành rẻ, sử dụng đơn giản, phù hợp với thị trường Việt Nam.
Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp giải pháp phần mềm này chủ yếu cho các doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Giải pháp này chưa được các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sử dụng nhiều có thể do vấn đề giá cả, tuy nhiên trong thời gian tới chúng tôi sẽ quyết tâm hướng sản phẩm này đến các doanh nghiệp của Việt Nam. Sản phẩm này cũng đã được công ty chúng tôi giới thiệu và bán sang Thái Lan
Thứ hai là các sản phẩm phần mềm gia công. Hầu hết các đơn hàng gia công phần mềm của NTT Data Việt Nam hiện này đều đến từ Nhật Bản. Nhưng sang năm tới, khi NTT Data thành lập trung tâm gia công phát triển phần mềm thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, đặt tại Việt Nam và Myamar, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp nhiều sản phẩm gia công phần mềm cho nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Thứ ba là cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho khối cơ quan chính phủ, phục vụ dịch vụ công, thông qua nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ Nhật Bản. Chúng tôi đã cung cấp hệ thống quan trắc cầu Cần Thơ, được bàn giao cho chủ đầu tư là một đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam vào năm 2012.
Bên cạnh đó là hệ thống khai báo hải quan điện tử được chuyển giao cho Tổng cục Hải quan năm 2013, hệ thống vé xe bus thông minh cho dự án thí điểm hiện đại hóa hệ thống xe buýt của Hà Nội được triển khai trong năm nay, và giải pháp phần mềm thiết kế quy trình bay Panades - được JICA tài trợ cho phía Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản lý bay - được cung cấp cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam vào năm 2012.
Các ông là một tập đoàn lớn ở Nhật Bản, nhưng có vẻ như màn trình diễn ở thị trường Việt Nam chưa thật sự thuyết phục. Vì sao lại như vậy?
NTT Data có doanh số lên tới 14 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi thị trường Việt Nam chỉ đóng góp có 5 triệu USD. Chính vì vậy, chúng tôi đang hết sức nỗ lực để thâm nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường Việt Nam, nơi chúng tôi đánh giá là rất giàu tiềm năng.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực gia gia công phần mềm. Trước đây các công ty của Nhật Bản Bản thuê các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều vì có chung hệ chữ tượng hình Kanji, nhưng gần đây chúng tôi cũng đang mở rộng ra các thị trường khác, trong đó trước hết là Việt Nam.
Để thúc đẩy hướng đi này, chúng tôi đang cùng với Myamar để chuẩn bị thành lập trung tâm gia công phát triển phần mềm toàn cầu. Hiện nay ngoài trung tâm này mới chỉ được mở tại Trung Quốc, Ấn Độ, tuy nhiên sang năm trung tâm thứ 3 sẽ được triển khai tại khu vực Đông Nam Á. Thông qua trung tâm này, chúng tôi sẽ gia tăng số lượng kỹ sư để không chỉ gia công phần mềm cho Nhật Bản mà còn cho các khu vực khác.
Để gia công những đơn hàng lớn cho các khách hàng trên thế giới, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam để triển khai các dự án
Thị trường công nghệ thông tin nói chung tại Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cả nước ngoài và nội địa. Trong bối cảnh đó, chiến lược cạnh tranh của các ông là gì?
Trên thực tế, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đã và đang cung cấp phần mềm cho các khách hàng trong nước. Nhưng chúng tôi cũng có nhận được một số phản hồi từ khách hàng theo đó mặc dù sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong nước có giá thành rẻ nhưng các ứng dụng, các chức năng chưa được cung cấp đầy đủ, chưa thỏa mãn hết nhu cầu của khách hàng
Trong khi đó, các nhà cung cấp Việt Nam muốn làm dự án lớn phải mua công nghệ nguồn của các nhà cung cấp quốc tế như Oracle, SAP… về chỉnh sửa thành sản phẩm của mình, nên giá thành sản phẩm thường rất cao.
Một ví dụ là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hầu hết giải pháp công nghệ lớn là từ nước ngoài vào, các nhà cung cấp Việt Nam chưa thể xây dựng được giải pháp cả gói ngay từ đầu.
Chúng tôi muốn dùng giải pháp phát triển gốc của Nhật Bản và cũng với nhân sự Việt Nam để tạo ra sản phẩm rẻ hơn, phù hợp hơn với doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn đưa sản phẩm có giá trị gia tăng của Việt Nam ra thế giới.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang hợp tác với một số doanh nghiệp trong nước, chẳng hạn với một công ty con của FPT để triển khai hệ thống hải quan điện tử, đồng thời thuê FPT thực hiện một số hợp đồng gia công phần mềm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang hợp tác với một số đơn vị khác như IFI Solutions, Luvina Soft, LZT, Tinh Vân Group, Vietsoftware International…
Với tư cách một nhà đầu tư nước ngoài, ông đánh giá thế nào về các chính sách của Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin?
Về cơ bản, tôi nhận thấy các chính sách chung là cởi mở và ổn định. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp một số vấn đề trong hoạt động, chẳng hạn chính sách thuế nhập khẩu thiết bị.
Gần đây, khi chúng tôi nhập khẩu máy đọc thẻ để phục vụ một dự án, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong thủ tục giá thành sản phẩm đội lên rất cao do thuế nhập khẩu. Tôi hiểu thuế nhập khẩu là biện pháp để bảo hộ sản phẩm nội địa, nhưng trong thời gian tới, nhất là với việc Việt Nam đã và đang đàm phán gia nhập TPP các sản phẩm nước ngoài, ví dụ như của Thái Lan sẽ cạnh tranh hơn so với sản phẩm trong nước.
Về chính sách chung, đáng chú ý là tháng 3 năm nay Chính phủ có đề ra quy chế và hiện nay đang lấy ý kiến của các cơ quan bộ ngành về thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin đối với các cơ quan nhà nước, khối cơ quan chính phủ. Tức là các cơ quan khối nhà nước sắp tới sẽ đi thuê dịch vụ công nghệ thông tin bên ngoài, thay vì tự đầu tư hệ thống công nghệ thông tin riêng.
Hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin NTT Data Group cũng đã từng làm nhiều ở Nhật Bản, nếu kế hoạch này đi vào triển khai thì cũng là một cơ hội cho chúng tôi và các nhà cung cấp khác. Lâu nay, các dịch vụ như điện toán đám mây chưa phát triển hay đúng ra là chưa có không gian phát triển.
Ở Việt Nam vẫn thịnh hành xu hướng sử dụng máy chủ và hệ thống công nghệ thông tin riêng, ít dùng điện toán đám mây hay thuê server ở bên ngoài. Một thực tế tôi thấy là hình như các doanh nghiệp về công nghệ thông tin trong nước có xu hướng phát triển kinh doanh phát triển doanh số chủ yếu phần cứng, hoặc bán các thiết bị công nghệ thông tin như smartphone nhiều hơn là phát triển doanh số từ phần mềm.
NTT Data hiện có chính sách thế nào đối với nhân sự người Việt cũng như “Việt hóa” hoạt động kinh doanh, điều mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác đã làm?
Chúng tôi hiện có 170 cán bộ Việt Nam, năng lực nhìn chung là tốt, đáp ứng được yêu cầu.
Chúng tôi nhận thấy so với một số quốc gia trong khu vực, các kỹ sư người Việt tiếp thu, hiểu việc nhanh hơn. Tuy nhiên hiện nay trong công việc thì người Nhật chịu trách nhiệm chính và ra các quyết định, người Việt sẽ thực hiện.
Người Việt rất nỗ lực, nhưng đôi khi lại yếu trong việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Khi có vấn đề phát sinh, chúng tôi thường cùng nhau thảo luận để đưa ra giải pháp.
Để phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới chúng tôi sẽ phát triển đội ngũ bán hàng để nắm rõ những yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Dù sao, như đã nói, chúng tôi vẫn coi thị trường Việt Nam là một cơ hội lớn, và đó là lý do khiến chúng tôi chọn Việt Nam làm nơi triển khai trung tâm phân phối cho khu vực Đông Nam Á.
Vì sao lại chọn Việt Nam mà không chọn các nước khác? Singapore thì chi phí nhân lực cao, trong khi Thái Lan thì chính trị bất ổn. Myanmar cũng đã là một đề xuất lựa chọn, nhưng về năng lực nhân sự công nghệ thông tin thì Việt Nam cạnh tranh hơn.
Cho dù như vậy, trả lời VnEconomy, Tổng giám đốc NTT Data Vietnam, ông Akira Watanabe vẫn nhìn nhận Việt Nam là một phần rất quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh doanh tại Đông Nam Á của tập đoàn này.
Có mặt ở Việt Nam từ năm 2008 với tham vọng thâm nhập sâu rộng vào ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam, sau 6 năm, NTT Data đang hoạt động thế nào, thưa ông?
NTT Data Group là tập đoàn về công nghệ thông tin được nhiều người biết đến trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, chúng tôi mới chiếm một phần thị phần khiêm tốn.
Chúng tôi đã và đang cung cấp nhiều phần mềm tại thị trường Việt Nam với ba loại hình sản phẩm đặc trưng.
Thứ nhất là giải pháp phần mềm L-series chuyên về quản lý sản xuất, quản lý kho vận sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất. Giải pháp L-series nguyên bản được phát triển tại Nhật Bản, khi sang Việt Nam giải pháp này được phát triển bởi các kỹ sư Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chúng tôi đã sử dụng nguồn nhân lực kỹ sư phần mềm Việt Nam để phát triển và tùy chỉnh giải pháp này để “Việt hóa” sản phẩm với giá thành rẻ, sử dụng đơn giản, phù hợp với thị trường Việt Nam.
Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp giải pháp phần mềm này chủ yếu cho các doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Giải pháp này chưa được các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sử dụng nhiều có thể do vấn đề giá cả, tuy nhiên trong thời gian tới chúng tôi sẽ quyết tâm hướng sản phẩm này đến các doanh nghiệp của Việt Nam. Sản phẩm này cũng đã được công ty chúng tôi giới thiệu và bán sang Thái Lan
Thứ hai là các sản phẩm phần mềm gia công. Hầu hết các đơn hàng gia công phần mềm của NTT Data Việt Nam hiện này đều đến từ Nhật Bản. Nhưng sang năm tới, khi NTT Data thành lập trung tâm gia công phát triển phần mềm thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, đặt tại Việt Nam và Myamar, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp nhiều sản phẩm gia công phần mềm cho nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Thứ ba là cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho khối cơ quan chính phủ, phục vụ dịch vụ công, thông qua nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ Nhật Bản. Chúng tôi đã cung cấp hệ thống quan trắc cầu Cần Thơ, được bàn giao cho chủ đầu tư là một đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam vào năm 2012.
Bên cạnh đó là hệ thống khai báo hải quan điện tử được chuyển giao cho Tổng cục Hải quan năm 2013, hệ thống vé xe bus thông minh cho dự án thí điểm hiện đại hóa hệ thống xe buýt của Hà Nội được triển khai trong năm nay, và giải pháp phần mềm thiết kế quy trình bay Panades - được JICA tài trợ cho phía Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản lý bay - được cung cấp cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam vào năm 2012.
Các ông là một tập đoàn lớn ở Nhật Bản, nhưng có vẻ như màn trình diễn ở thị trường Việt Nam chưa thật sự thuyết phục. Vì sao lại như vậy?
NTT Data có doanh số lên tới 14 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi thị trường Việt Nam chỉ đóng góp có 5 triệu USD. Chính vì vậy, chúng tôi đang hết sức nỗ lực để thâm nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường Việt Nam, nơi chúng tôi đánh giá là rất giàu tiềm năng.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực gia gia công phần mềm. Trước đây các công ty của Nhật Bản Bản thuê các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều vì có chung hệ chữ tượng hình Kanji, nhưng gần đây chúng tôi cũng đang mở rộng ra các thị trường khác, trong đó trước hết là Việt Nam.
Để thúc đẩy hướng đi này, chúng tôi đang cùng với Myamar để chuẩn bị thành lập trung tâm gia công phát triển phần mềm toàn cầu. Hiện nay ngoài trung tâm này mới chỉ được mở tại Trung Quốc, Ấn Độ, tuy nhiên sang năm trung tâm thứ 3 sẽ được triển khai tại khu vực Đông Nam Á. Thông qua trung tâm này, chúng tôi sẽ gia tăng số lượng kỹ sư để không chỉ gia công phần mềm cho Nhật Bản mà còn cho các khu vực khác.
Để gia công những đơn hàng lớn cho các khách hàng trên thế giới, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam để triển khai các dự án
Thị trường công nghệ thông tin nói chung tại Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cả nước ngoài và nội địa. Trong bối cảnh đó, chiến lược cạnh tranh của các ông là gì?
Trên thực tế, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đã và đang cung cấp phần mềm cho các khách hàng trong nước. Nhưng chúng tôi cũng có nhận được một số phản hồi từ khách hàng theo đó mặc dù sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong nước có giá thành rẻ nhưng các ứng dụng, các chức năng chưa được cung cấp đầy đủ, chưa thỏa mãn hết nhu cầu của khách hàng
Trong khi đó, các nhà cung cấp Việt Nam muốn làm dự án lớn phải mua công nghệ nguồn của các nhà cung cấp quốc tế như Oracle, SAP… về chỉnh sửa thành sản phẩm của mình, nên giá thành sản phẩm thường rất cao.
Một ví dụ là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hầu hết giải pháp công nghệ lớn là từ nước ngoài vào, các nhà cung cấp Việt Nam chưa thể xây dựng được giải pháp cả gói ngay từ đầu.
Chúng tôi muốn dùng giải pháp phát triển gốc của Nhật Bản và cũng với nhân sự Việt Nam để tạo ra sản phẩm rẻ hơn, phù hợp hơn với doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn đưa sản phẩm có giá trị gia tăng của Việt Nam ra thế giới.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang hợp tác với một số doanh nghiệp trong nước, chẳng hạn với một công ty con của FPT để triển khai hệ thống hải quan điện tử, đồng thời thuê FPT thực hiện một số hợp đồng gia công phần mềm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang hợp tác với một số đơn vị khác như IFI Solutions, Luvina Soft, LZT, Tinh Vân Group, Vietsoftware International…
Với tư cách một nhà đầu tư nước ngoài, ông đánh giá thế nào về các chính sách của Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin?
Về cơ bản, tôi nhận thấy các chính sách chung là cởi mở và ổn định. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp một số vấn đề trong hoạt động, chẳng hạn chính sách thuế nhập khẩu thiết bị.
Gần đây, khi chúng tôi nhập khẩu máy đọc thẻ để phục vụ một dự án, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong thủ tục giá thành sản phẩm đội lên rất cao do thuế nhập khẩu. Tôi hiểu thuế nhập khẩu là biện pháp để bảo hộ sản phẩm nội địa, nhưng trong thời gian tới, nhất là với việc Việt Nam đã và đang đàm phán gia nhập TPP các sản phẩm nước ngoài, ví dụ như của Thái Lan sẽ cạnh tranh hơn so với sản phẩm trong nước.
Về chính sách chung, đáng chú ý là tháng 3 năm nay Chính phủ có đề ra quy chế và hiện nay đang lấy ý kiến của các cơ quan bộ ngành về thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin đối với các cơ quan nhà nước, khối cơ quan chính phủ. Tức là các cơ quan khối nhà nước sắp tới sẽ đi thuê dịch vụ công nghệ thông tin bên ngoài, thay vì tự đầu tư hệ thống công nghệ thông tin riêng.
Hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin NTT Data Group cũng đã từng làm nhiều ở Nhật Bản, nếu kế hoạch này đi vào triển khai thì cũng là một cơ hội cho chúng tôi và các nhà cung cấp khác. Lâu nay, các dịch vụ như điện toán đám mây chưa phát triển hay đúng ra là chưa có không gian phát triển.
Ở Việt Nam vẫn thịnh hành xu hướng sử dụng máy chủ và hệ thống công nghệ thông tin riêng, ít dùng điện toán đám mây hay thuê server ở bên ngoài. Một thực tế tôi thấy là hình như các doanh nghiệp về công nghệ thông tin trong nước có xu hướng phát triển kinh doanh phát triển doanh số chủ yếu phần cứng, hoặc bán các thiết bị công nghệ thông tin như smartphone nhiều hơn là phát triển doanh số từ phần mềm.
NTT Data hiện có chính sách thế nào đối với nhân sự người Việt cũng như “Việt hóa” hoạt động kinh doanh, điều mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác đã làm?
Chúng tôi hiện có 170 cán bộ Việt Nam, năng lực nhìn chung là tốt, đáp ứng được yêu cầu.
Chúng tôi nhận thấy so với một số quốc gia trong khu vực, các kỹ sư người Việt tiếp thu, hiểu việc nhanh hơn. Tuy nhiên hiện nay trong công việc thì người Nhật chịu trách nhiệm chính và ra các quyết định, người Việt sẽ thực hiện.
Người Việt rất nỗ lực, nhưng đôi khi lại yếu trong việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Khi có vấn đề phát sinh, chúng tôi thường cùng nhau thảo luận để đưa ra giải pháp.
Để phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới chúng tôi sẽ phát triển đội ngũ bán hàng để nắm rõ những yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Dù sao, như đã nói, chúng tôi vẫn coi thị trường Việt Nam là một cơ hội lớn, và đó là lý do khiến chúng tôi chọn Việt Nam làm nơi triển khai trung tâm phân phối cho khu vực Đông Nam Á.
Vì sao lại chọn Việt Nam mà không chọn các nước khác? Singapore thì chi phí nhân lực cao, trong khi Thái Lan thì chính trị bất ổn. Myanmar cũng đã là một đề xuất lựa chọn, nhưng về năng lực nhân sự công nghệ thông tin thì Việt Nam cạnh tranh hơn.
Theo VnEconomy
Like và cập nhật tin tức cùng CỘNG ĐỒNG NHẬT NGỮ
Đăng nhận xét
Viết bình luận bằng tiếng Việt có dấu nhé!